Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống l4l5

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là thuật ngữ đề cập đến tình trạng suy yếu và tổn thương ở hai đốt lưng cuối cùng. Bệnh thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Song song với các biện pháp này, bệnh nhân cần thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống l4 l5

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 https://thoaihoacotsong.vn/thoai-hoa-cot-song/thoai-hoa-dot-song-lung-l4-l5/ đề cập đến tình trạng suy yếu của đốt sống và đĩa đệm xung quanh. Tình trạng này có thể khiến cấu trúc cột sống mất ổn định, làm phát sinh cơn đau nhức và giảm phạm vi vận động.

Ở đốt sống L4 L5 bị thoái hóa, cơ thể có xu hướng sửa chữa tổn thương bằng cách hình thành gai xương ở những vị trí này. Gai xương phát triển bất thường có thể gây nứt/ rách đĩa đệm và chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng:

  • Đau nhức vùng thắt lưng, cơn đau thường khởi phát khi vận động mạnh, đứng/ ngồi quá lâu hoặc sau khi ngủ dậy.

  • Cứng khớp

  • Cơn đau lan tỏa ra vùng mông đùi và bắp chân

  • Giảm khả năng vận động, khó khăn khi cúi gập và xoay người

  • Có cảm giác tê bì và ngứa ran chạy dọc từ hông xuống chi dưới

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống l4l5 bạn cần biết

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống lưng là do đĩa đệm và đốt sống bị tổn thương, dẫn đến tình mất đàn hồi, suy yếu và xơ cứng.

Ngoài ra bệnh cũng có thể hình thành do một số yếu tố rủi ro như:

  • Tuổi tác cao: Khi cơ thể già đi, quá trình lão hóa sẽ xảy ra đối với toàn bộ các cơ quan – trong đó có cột sống. Quá trình này có thể khiến đĩa đệm, đốt sống và dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng giảm phạm vi chuyển động, đau nhức, tê bì,…

  • Béo phì: L3 L4 L5 là vị trí chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Do đó nếu có cân nặng quá cao, cơ quan này có thể bị chèn ép dẫn đến tình trạng tổn thương và thoái hóa.

  • Lao động nặng nhọc: Những người làm công việc nặng nhọc có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng L3 L4 L5 cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do vận động nặng trong thời gian dài có thể tăng áp lực lên đốt sống khiến cơ quan này bị bào mòn, hư hại và suy yếu.

  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương, mất độ đàn hồi và có xu hướng nứt/ rách khiến dịch nhầy thoát ra bên ngoài. Tổn thương ở đĩa đệm có thể làm tăng mức độ chèn ép lên đốt sống L4 L5 và gây ra tình trạng thoái hóa.

Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh lý này cũng có thể tăng lên nếu bạn duy trì một số thói quen thiếu lành mạnh như lười vận động, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, ngồi sai tư thế trong một thời gian dài, thường xuyên hút thuốc lá, mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vảy nến thể khớp,…

Last updated