Các biểu hiện gai đôi cột sống s1 có nguy hiểm không

Gai đôi cột sống s1 bẩm sinh là bệnh lý xương khớp hiếm gặp nhưng có khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Để ngăn chặn rủi ro từ bệnh, mỗi người cần tìm hiểu những thông tin cần thiết, từ đó nắm rõ phương pháp điều trị.

Gai đôi cột sống s1 bẩm sinh có nguy hiểm không?

Gai đôi cột sống s1 bẩm sinh https://thoaihoacotsong.vn/benh-gai-cot-song/benh-gai-doi-cot-song/ là tình trạng cột sống mắc bệnh lý ngay từ khi con người phát triển trong bụng mẹ. Khi gặp hiện tượng này, cột sống của trẻ bị tách làm đôi tại vị trí cột sống s1. Nguyên nhân của bệnh lý là do trong quá trình phân bào cột sống, ống sống và dây thần kinh cột sống không được khép kín nên bị tách làm đôi.

Tuy không phải là bệnh lý xương khớp phổ biến nhưng gai cột sống s1 bẩm sinh lại có thể gặp ở bất cứ trẻ em nào. Hơn nữa, bệnh rất khó phát hiện nên người bệnh không điều trị sớm, để lại những hậu quả nặng nề.

Theo thống kê, hiện nay có đến 166000 trẻ em mắc bệnh gai đôi cột sống s1 bẩm sinh. Tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ em chiếm tới 0,2%. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Hiện tượng cột sống tách ra làm đôi khiến đĩa đệm chịu tổn thương, hình thành gai và thoát khỏi vị trí vốn có chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh gây nên những cơn đau đớn dữ dội, khó chịu làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tàn phế.

  • Đau thần kinh tọa: Gai đôi cột sống s1 bẩm sinh, gai cột sống cổ gây chèn ép nên dây thần kinh tọa, tạo nên cảm giác đau đớn từ thắt lưng dọc xuống hông và bắp chân. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ thấy đau khi cúi người, ho, hoạt động mạnh…

  • Đau thần kinh liên sườn: Là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng những cơn đau tức tại xương ức, ngực. Cơn đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi và diễn ra với tần suất không báo trước.

  • Vẹo cột sống: Những cơn đau nhức kéo dài làm người bệnh không thể vận động bình thường. Vì vậy, cột sống cũng cong vẹo bất thường theo thói quen vận động của bệnh nhân.

  • Rối loạn đại tiểu tiện: Khi dây thần kinh bị chèn ép bởi gai cột sống và đĩa đệm sẽ ảnh hưởng đến phản xạ của cơ thể. Theo đó, người bệnh không chủ động đi tiểu, đại tiện theo ý muốn được.

  • Viêm màng não: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của gai đôi cột sống s1 bẩm sinh là viêm màng não. Bệnh do dây thần kinh bị thương tổn khi chèn ép trong thời gian dài.

  • Liệt: Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, gai sẽ phát triển và làm tê liệt các dây thần kinh chạy xuống chân và gây nên liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn.

Triệu chứng gai đôi cột sống s1 bẩm sinh

Những biến chứng mà căn bệnh bẩm sinh này gây ra là vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh cần chủ động phát hiện triệu chứng và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này. Theo các bác sĩ, biểu hiện của gai đôi bẩm sinh cột sống s1 cụ thể như sau:

  • Đau vùng thắt lưng cùng: Điểm đau nổi bật nhất tại vị trí thắt lưng cùng, khi ấn nhẹ cũng có cảm giác đau và cơn đau có thể lan xuống chân hoặc lên vai, cánh tay.

  • Co cứng cơ: Những cơn đau liên tục làm tê liệt cơ bắp, khiến triệu chứng co cứng cơ đặc biệt nghiêm trọng. Khi gặp phải tình trạng này kéo dài, đường cong sinh lý của cột sống sẽ mất dần gây cong vẹo cột sống.

  • Rối loạn vận động: Người bệnh sẽ bị hạn chế một số cử động, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Với những mối nguy hiểm mà bệnh mang lại, người bệnh không chỉ cần phát hiện triệu chứng sớm mà còn cần phải ngăn ngừa không để bệnh xảy ra. Bên cạnh yếu tố bẩm sinh, gai đôi bẩm sinh cột sống còn do trong quá trình mang bầu, người mẹ không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho bé. Mặt khác, việc lao động nặng nhọc cũng khiến xương khớp và cột sống dễ dàng tổn thương.

Bởi vậy, người bệnh cần chủ động tìm hiểu và ngăn chặn những triệu chứng, rủi ro mà bệnh gây ra càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Last updated