Lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Các bệnh liên quan đến đĩa sống luôn gây ra sự hạn chế nhất định cho người mắc phải. Tập vật lý trị liệu là một trong các phương pháp tối ưu để điều trị tình trạng này.
Khi bị thoát vị đĩa đệm https://thoaihoacotsong.vn/tri-thoat-vi-dia-dem/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-cay-xuong-rong/ , bạn sẽ gặp một số triệu chứng như đau, khó chịu ở vùng lưng và hạn chế vận động. Đa phần các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà vật lý trị liệu có thể điều trị vấn đề này?
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đến cuộc sống hàng ngày
Đĩa sống có phần lõi bên trong khá mềm và lớp vỏ cứng bên ngoài do chất xơ tạo thành. Các đĩa nằm vững chắc giữa hai xương đốt sống. Đĩa sống kết nối với các xương đốt sống tạo nên xương sống. Đĩa sống hoạt động như một miếng đệm hấp thụ lực, từ đó cho phép cột sống có thể cử động linh hoạt, đồng thời cũng giữ cho cột sống luôn thẳng đúng vị trí.
Khi đĩa sống bị thoái hóa theo thời gian (do mất nước và co lại) hoặc do các vết nứt xuất hiện ở phần vỏ, làm phần lõi của đĩa sống trượt ra ngoài; bạn sẽ mắc thoát vị đĩa đệm. Cổ và lưng là những khu vực dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất.
Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.
Nếu bạn mắc phải tình trạng thoái hóa đĩa sống, bạn sẽ gặp những triệu chứng như:
Đau ở vùng bị tổn thương như cổ hoặc lưng;
Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi bạn vận động. Ví dụ: bạn sẽ thấy đau hơn khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hoặc khi bạn xoay, gập cổ, lưng; và cơn đau sẽ giảm bớt nếu bạn đi bộ hoặc chạy;
Đa số những cơn đau này kéo dài và liên tục, được gọi là những cơn đau mãn tính, tuy nhiên có khi bạn sẽ bị đau nặng hơn và kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tháng;
Bạn có thể cảm thấy đỡ đau hơn khi thay đổi tư thế thường xuyên;
Nếu bạn mắc phải thoát vị đĩa đệm:
Nếu một đĩa đệm bị thoát vị ở lưng, bạn sẽ thường cảm thấy đau ở mông, chân, bàn chân. Nếu một đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn sẽ cảm thấy đau ở vai, cánh tay. Bởi vì các đĩa sống bị thoát vị có thể đè ép lên các rễ thần kinh gần đó chi phối cho tay và chân. Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể;
Tê và ngứa ran ở chân, bàn chân, hoặc ngón chân (đĩa đệm thoát vị thắt lưng), và cánh tay, bàn tay, ngón tay (thoái hóa đốt sống cổ);
Bạn có thể xuất hiện triệu chứng yếu cơ ở tay, điều này khiến cho việc cầm đồ vật trở nên khá khó khăn. Nếu yếu cơ xảy ra ở chân, việc đi bộ và đứng yên sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tác dụng của vật lý trị liệu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu và hạn chế. Vật lý trị liệu tập trung vào điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa lành hoàn toàn được bệnh.
Vật lý trị liệu giúp giảm đau;
Vật lý trị liệu làm giảm áp lực lên các dây thần kinh;
Vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh cơ bắp ở những khu vực bị ảnh hưởng;
Vật lý trị liệu làm tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh;
Vật lý trị liệu giúp bạn thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn.
Last updated